Average bounce rate - Tỉ lệ thoát trang trung bình

Tỉ lệ thoát trang trung bình là một tham số có thể lấy làm cơ sở đánh giá về chất lượng website. Trong khuôn khổ bài viết này, mình sẽ tập trung giải thích về thuật ngữ: Average bounce rate - Tỉ lệ thoát trang trung bình của một website

Định nghĩa cơ bản về Average bounce rate - Tỉ lệ thoát trang trung bình

Average bounce rate

Tỷ lệ thoát trang (Brounce rate) : được hiểu là tỉ lệ phần trăm người đã ghé vào trang web của bạn sau đó thoát ra mà không có bất kì tương tác nào hoặc nhấp qua một nội dung khác của website. Người dùng không có tương tác với trang đích và lượt truy cập kết thúc bằng một lần truy cập một trang đó. Nói một cách dễ hiểu hơn là tỉ lệ người dùng truy cập trang mà không tương tác hay click vào các link trên trang.

Bounce Rate trong google analytics là một chỉ số đo lường được coi là khá quan trọng và được các SEOer quan tâm (mình thấy đại đa số là thế). Nó đánh giá được trải nghiệm của người dùng về website. Tuy nhiên đây là một chỉ số khá ảo (ảo lòi ra - quan điểm cá nhân) và có thể dễ gây hiểu nhầm. Ví dụ site của bạn có tỉ lệ thoát rất cao nhưng không phải vì nội dung hay thiết kế không tốt mà là khi người dùng truy cập trang đó họ đã tìm thấy thứ họ muốn. Và cũng có rất nhiều người nhầm giữa Exit rateBounce rate (vì đơn giản là thuật ngữ này copy paste vào dịch thì nó cùng ra là tỉ lệ thoát, trên anh analytics cũng cùng 1 từ - hiểu sai là đương nhiên)

Công thức tính

Tỷ lệ thoát = Tổng số phiên truy cập chỉ xem một trang/ tổng tất cả các phiên truy cập vào website.

Phiên truy cập chỉ xem 1 trang được tính khi:

  • Người dùng đóng trình duyệt. 
  • Người dùng nhấp chuột sang một trang khác không nằm trên website của bạn. 
  • Truy cập vào trang khác thông qua hình thức gõ vào URL trên thanh trình duyệt. 
  • Vẫn ở trên trang đó nhưng không có lượt truy cập tiếp theo sau lần truy cập đầu tiên.

Bounce rate ảnh hướng như thế nào đến website của bạn? 

Bounce Rate rất được quan tâm bởi các SEOer . Nó phản ánh được trải nghiệm của khách hàng đối với trang web của bạn. Vì khi chỉ số này thấp nghĩa là người dùng tương tác tốt với trang web và ngược lại. Chính vì vậy, có rất nhiều ý kiến nhận định chỉ số Bounce rate có khả năng được các công cụ tìm kiếm sử dụng là một yếu tố xếp hạng nhưng lại có rất nhiều ý kiến trái chiều cho rằng nó chỉ là tham chiếu do có rất nhiều chỉ số ảo. Những điều này biểu hiện rõ khi:

Tỷ lệ thoát cao

Có rất nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ thoát trang của bạn ở mức cao như:

  • Website của bạn không gây ấn tượng cho người dùng.
  • Thiếu các liên kết đến nội dung mục tiêu trên trang khiến người dùng phải tự gõ
  • Tiêu đề và mô tả không chính xác
  • Nội dung của từ khóa và trên trang không trùng khớp
  • Thời gian tải trang quá dài
  • Chứa quá nhiều quảng cáo
  • Nội dung trên trang nghèo nàn.
  • Trang trống và nội dung bị bị lỗi
  • Backlink xấu từ đối thủ

Tất cả đều khiến tỷ lệ thoát trang web của bạn ở mức báo động nhưng còn một số lý do khiến điều đó không hoàn toàn chính xác như: Người dùng khi truy cập vào trang của bạn họ thấy ngay thứ họ muốn. Họ okie rồi thì chả exit or back chứ cần ở lại làm gì đâu ?!? <== cái này quan trọng này, chủ yếu bạn có điều hướng họ ở lại không?

Tỷ lệ thoát thấp

Tất nhiên có cao rồi thì phải có thấp chứ nhỉ ^^!
Một số nguyên nhân có thể:

  • Mã phân tích trùng lặp
  • Theo dõi sự kiện được thực hiện không đúng
  • Tiện ích của bên thứ ba, ví dụ như trò chuyện trực tiếp
  • Tỉ lệ thoát dưới 20% là rất khó xảy ra. 20 đến 25% là chắc chắn có thể.

Khi một trang web có chỉ số thoát trang trên 60% thì có lẽ bạn nên xem về nội dung hoặc thiết kế trên trang xem nó có thực sự thu hút người dùng không. Nếu chỉ số này là trên 75% thì thực sự bạn đang có một vấn đề lớn cần giải quyết rồi đó.
Do vậy tỉ lệ thoát không phải là một yếu tố đánh giá xếp hạng một website nhưng nó cũng phần nào cho chúng ta biết đánh giá của người dùng về website.

Tỷ lệ thoát trung bình của một website như thế nào là tốt?

Quan điểm cá nhân: Một trang web có chỉ số bounce rate từ khoảng 30-50% là ổn. Đấy là quan điểm riêng của cá nhân mình nhé. Còn việc nhìn vào chỉ số bounce rate chưa thể nào kết luận được chất lượng của website đó đâu.

Bài viết còn khá sơ khai, ace có quan điểm như thế nào về vấn đề này nhớ để lại comment chúng ta cùng thảo luận nhé

Đăng nhận xét

-->